Room tín dụng nới lỏng - thị trường bất động sản sôi động trở lại

Chủ nhật - 12/02/2023 19:01
Theo chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Ngân Hàng trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước định hướng tín dụng tăng khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, đây chính là động lực giúp khơi thông thị trường bất động sản đầu năm 2023.
bds san vuon


Bất động sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

Bất động sản là lĩnh vực kinh tế quan trọng, mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân, phát triển đô thị, du lịch…. Khi thị trường này đình trệ, sẽ kéo theo sự khó khăn của hàng loạt thị trường liên quan. Theo Tư lệnh ngành Xây dựng cho biết: “Đóng góp trung bình của ngành Xây dựng và bất động sản vào GDP các năm gần đây chiếm khoảng 11% tổng thu ngân sách. Trong đó, ngành bất động sản trực tiếp chiếm khoảng 4,5%, đóng góp trung bình khoảng 0,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Đến tháng 9/2022, giá trị vốn hóa ngành bất động sản ước tính khoảng 1,7 – 1,8 triệu tỷ đồng".

Tháo gỡ khó khăn tín dụng - thị trường bất động sản sẽ sôi động trở lại

Nguồn vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng chỉ là một trong số các nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, nhưng đây là nguồn vốn mang tính chất trọng yếu.Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tính đến 31/3/2022 là 783.942 tỷ đồng, tới 30/6/2022 đã tăng lên 784.575 tỷ đồng, 30/9/2022: 796.689 tỷ đồng, 30/12/2022: 800.000 tỷ đồng…Qua số liệu cho thấy, thị trường bất động sản phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn ngân hàng, việc siết chặt tín dụng tạo ra nhiều khó khăn cho thị trường bất động sản, và việc tháo gỡ khó khăn tín dụng chính là giải pháp thiết yếu khơi thông thị trường bất động sản.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết: “Nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội”

Đặc biệt, ngành kinh doanh bất động sản đang đứng thứ hai trong danh sách những ngành thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022, với số vốn hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Qua số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ngoại đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tính cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, nghĩa là tăng hơn 70% so năm 2021. Tình hình cấp bách hiện tại là tháo gỡ các vướng mắc của thị trường, giúp các doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư bất động sản thoát khỏi khó khăn trong việc đói vốn, thiếu vốn đầu tư sản phẩm và thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, trước bối cảnh khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp cũng cần tự giải cứu mình bằng cách chuyển đổi phân khúc đầu tư từ cao xuống thấp, tập trung vào các sản phẩm mang lại giải pháp đầu tư đáp ứng nhu cầu ở thực và phân khúc nhà ở trung cấp, vừa túi tiền. Năm 2023 là thời điểm các bên liên quan cùng vào cuộc để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư đều hướng đến sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường BĐS.

Nguồn tin: Tiền Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


























 
Ký Gửi Nhà Đất
056.417.8888


























 
Chat Zalo 
zalo sharelogo





. 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây